Thứ Tư, 9 tháng 9, 2015

Giải mã các mã báo lỗi hiển thị trên mặt bếp điện từ

Các mã báo lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ. Bếp điện từ có cấu tạo phức tạp hơn bếp ga chính vì vậy khi sử dụng bếp điện từ không đúng cách thì trên mặt bếp điện từ sẽ cảnh báo các mã lỗi.

Các sản phẩm bếp điện từ dù có những thiết kế khác nhau và có cách vận hành khác nhau nhưng trong quá trình sử dụng chúng đều có xuất hiện các mã lỗi nhất định. Và trong bài viết này Noithatkuongthinh.com.vn sẽ giúp bạn nhận biết các mã lỗi thường hay gặp ở bếp điện từ và cách giúp bạn tự khắc phục mà không cần phải đem bếp ra tiệm để sửa chữa.

Các mã báo lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ

Các mã lỗi thường thấy ở bếp điện từ

Thứ nhất là mã lỗi AD: Nồi nấu quá nóng hoặc đáy nồi không bằng phẳng nên không tiếp xúc được nhiều với bếp

Để khắc phục lỗi này: Bạn nên tắt bếp để kiểm tra lại vị trí đặt nồi, và kiểm tra xem nồi mình đang dùng có phù hợp với bếp nấu không nếu nồi không thích hợp thì bạn đổi nồi phù hợp hơn

Thứ hai là mã lỗi E0: Lỗi này là không có dụng cụ nấu đặt trên bếp hoặc dụng cụ nấu không thích hợp

Để khắc phục lỗi này bạn nên chọn dụng cụ nấu được làm từ gang, thép tráng men, inox nhiễm từ nhưng lưu ý rằng những dụng cụ nấu đó phần đáy có đường kính phải lớn hơn 10cm không quá nhỏ so với đường kính vòng bếp và không lớn quá 26cm.

Thứ ba là mã lỗi EF: Báo bề mặt ướt

Khi bạn thấy màn hình LCD của bếp điện từ hiện lên mã lỗi là EF có nghĩa là hiện tại bề mặt bếp đang bị ướt nên bếp không thể truyền nhiệt làm nóng nồi để nấu thức ăn. Để khắc phục lỗi này: Bạn cần tắt bếp ngay và lấy một chiếc khăn mềm lau nhẹ bề mặt bếp điện từ để vệ sinh bếp, sau khi bếp đã khô bạn chỉ cần bật bếp lại là có thể sử dụng được như bình thường.

Các mã báo lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ

Thứ tư là mã lỗi E1: Bếp điện từ quá nóng

Lỗi này là do bạn đun nấu với mức công suất lớn và trong thời gian lâu sẽ dẫn đến sự quá tải của bếp điện từ. Và để khắc phục lỗi này bạn nên nhanh chóng tắt bếp, lấy dụng cụ nấu ra và kiểm tra xem bộ phận quạt thông gió có bị cản trở không và bạn nên để bếp nguội tối thiểu là 10 phút trước khi bắt đầu nấu ăn lại. 

Thứ năm là mã lỗi E2: dụng cụ nấu đặt trên bếp điện từ lâu mà không có thức ăn và  nguồn điện lớn vượt quá mức cần thiết

Để khắc phục lỗi này: bạn nên cho thức ăn vào nồi nấu và nếu mã lỗi không biến mất thì bạn tắt bếp đi khoảng 10 phút rồi khởi động lại lúc này bạn có thể nấu ăn tiếp.

Thứ sáu là mã lỗi E3: do nguồn điện thấp hơn 170V

Để khắc phục lỗi này: Đầu tiên bạn cần tắt bếp và sau đó kiểm tra nguồn điện trong nhà mình, trong trường hợp này bạn cần một chiếc ổn áp để điều chỉnh nguồn điện.

Thứ bảy là mã lỗi E4: Dòng điện quá cao, nhiệt độ dụng cụ nấu vượt 280 độ

Để khắc phục lỗi này: bạn nên giảm nhiệt, tắt bếp và nhấc dụng cụ nấu khỏi bếp và xem lại dòng điện và chờ tối thiểu 10 phút sau đó bật bếp nên nấu ăn tiếp.

Các mã báo lỗi thường gặp khi sử dụng bếp điện từ

Thứ tám Mã lỗi E5: Trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt

Để khắc phục lỗi này bạn hãy tắt bếp chờ cho bếp nguội rồi sau đó bạn bật bếp lên và sử dụng như bình thường

Thứ chín là mã lỗi E6: Cảm biến nhiệt có vấn đề, nhiệt độ đáy dụng cụ nấu quá cao

Để khắc phục lỗi này bạn cần tắt bếp ngay lập tức và nhấc nồi ra sau đó làm thông thoáng xung quanh bếp và chờ đến khi bếp nguội rồi mới nấu ăn tiếp.

Nếu trong quá trình nấu ăn với bếp điện từ chắc chắn sẽ có lúc xuất hiện các mã lỗi trên khi đã hiểu biết về chúng thì bạn sẽ không phải lo lắng mà tự tin hơn để xử lý các mã lỗi và tiếp tục công việc nấu ăn của mình.
Tg: H.T.M
Tham khảo thêm:


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét